Km 6 Võ Văn Kiệt, Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội

“Giấc ngủ trắng” – Nỗi ám ảnh của mọi bác tài

“Giấc ngủ trắng” là một rạng thái ngủ tạm thời, khiến tài xế rơi vào trạng thái vô thức khi đang lái xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Nhiều tài xế dù có kinh nghiệm nhưng vẫn không tránh được những giấc ngủ trắng khi lái xe. Chỉ cần một thoáng chợp mắt một giây, tài xế có thể gây tai nạn ngay tức khắc.

 

Ngay cả những người cầm lái lâu năm cũng thừa nhận rằng, đôi khi vì chủ quan mà rơi vào tình trạng ngủ tạm thời sau vô lăng, còn gọi là “giấc ngủ trắng”. Đó là khi cơ thể đã mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi để nạp năng lượng, tài xế vẫn điều khiển vô lăng nhưng rơi vào trạng thái ngủ, dù mắt vẫn mở, sau đó có thể thiếp đi bất cứ lúc nào.

Giấc ngủ trắng luôn nỗi ám ảnh kinh hoàng với những lái xe đường dài (nguồn: sưu tầm)

Trong tình huống như vậy, có tài xế may mắn kịp choàng tỉnh khi chưa xảy ra nghiêm trọng, nhưng cũng có những tài xế ngủ gật lao thẳng xe vào đầu xe chạy ngược chiều, gây tai nạn nghiêm trọng.

Tài xế có xu hướng buồn ngủ khi lái xe đường dài ở những đoạn đường thẳng và vắng (thường là đường cao tốc, quốc lộ), hoặc lái xe vào các khoảng thời gian nhịp sinh học của cơ thể đòi nghỉ ngơi (từ 10h tối đến 5h sáng hoặc từ 13h đến 15h chiều, đặc biệt là sau bữa cơm trưa). 

Tài xế cũng dễ buồn ngủ nếu lái xe sau một đêm ngủ ít hơn bình thường, làm việc quá sức (tan ca đêm), hoặc sau khi uống các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, ví dụ như thuốc cảm.

Giấc ngủ trắng xảy ra  xảy ra khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ (nguồn: sưu tầm)

Còn một nguyên nhân nữa ít người chú ý đến nhưng cũng khiến tài xế buồn ngủ; đó là tình trạng thiếu ôxy bên trong xe, do chế độ gió điều hòa không hợp lý.

I. Khi nào nên dừng xe nghỉ ngơi để tránh ngủ gật sau vô lăng?

Một số người thậm chí không nhận biết được là mình sắp ngủ gật sau vô lăng, trong khi một số khác biết bản thân buồn ngủ nhưng lại chủ quan cho rằng có thể xua nguy cơ ngủ gật bằng cách mở cửa sổ xe hoặc bật to nhạc trong xe. Tuy nhiên, thực tế là cả hai trường hợp đều có thể khiến lái xe ngủ gật bất cứ lúc nào, đặt bản thân và những người đi cùng trên xe vào vòng nguy hiểm.

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ngủ gật mà bạn nên chú ý khi đang lái xe:

  • Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đầu óc mơ màng, phân tán
  • Khó tập trung, nháy mắt liên tục và mí mắt trĩu nặng
  • Ngáp không dừng và dụi mắt liên tục, chảy nước mắt, thở nông
  • Không thể giữ đầu thẳng như bình thường
  • Không thể nhớ số km của hành trình vừa trải qua, đi quá lối ra hoặc biển báo giao thông
  • Cảm thấy mơ màng, đi chệch làn đường, lái xe chuệnh choạng, tốc độ không ổn định…

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn hãy dừng xe lập tức để đảm bảo an toàn. Những người lái xe giàu kinh nghiệm thường nhận ra ngay mình bắt đầu rơi vào trạng thái “giấc ngủ trắng”. Cách xử lý của họ là tấp ngay vào vị trí an toàn (điểm nghỉ) và ngả ghế nhắm mắt thư giãn hoặc hẹn giờ đồng hồ ngủ 1 giấc ngắn 10-15 phút, để cho cơn buồn ngủ trôi qua.

Sau đó, tài xế có thể tiếp tục hành trình một cách đầy tỉnh táo.

Không nên đi cố mà hãy tấp vào lề ngủ 15 phút để tránh giấc ngủ trắng.

II. Làm gì để tránh “giấc ngủ trắng” sau vô lăng?

Trước tiên, hãy cố gắng ngủ đủ (7-9 tiếng) trước mỗi chuyến đi dài và đừng chỉ vội đến đích. Nhiều người cố tối đa hóa kỳ nghỉ cuối tuần bằng cách lái xe vào buổi tối hoặc không dừng giữa đường để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tài xế tỉnh táo và lái xe an toàn. 

Cần ngủ đủ giấc trước khi lái xe để tránh giấc ngủ trắng.

1. Dưới đây là một số cách để tránh gặp giấc ngủ trắng khi lái xe:

– Ngủ đủ giấc trước khi lái xe: Cách tốt nhất để chống ngủ gật là phải ngủ đủ, nhất là đối với những người lái xe không chuyên. Nếu phải cầm lái trong một hành trình dài, hãy đảm bảo trước đó bạn đã ngủ đủ ít nhất 6-7 tiếng để cơ thể tỉnh táo, minh mẫn nhất.

– Không uống rượu bia, thuốc gây buồn ngủ trước khi lên xe: Các chất kể trên có thể ức chế thần kinh, khiến bạn dễ buồn ngủ. Hơn nữa, sử dụng rượu, bia trước khi lái xe là hành vi bị nghiêm cấm, nếu CSGT phát hiện, lái xe có thể bị xử phạt rất nặng.

– Chia chặng đường, nghỉ ngơi nhiều hơn: Không nên lái xe liên tục quá 3 giờ liên tục. Bạn cũng cần nghỉ ngơi giữa mỗi chặng để dành thời gian nạp năng lượng, uống nước, rửa mặt, đi vệ sinh để cơ thể có trạng thái tốt nhất.

– Không nên bật nhạc quá “êm’: Những bản nhạc là điều không thể thiếu trên xe. Tuy nhiên việc bật những ca khúc quá du dương, đều đều sẽ khiến cơn buồn ngủ ập đến nhanh hơn.

–  Giữ cabin thoáng mát: Nếu có thể, bạn nên mở cửa sổ của xe để không khí lọt vào. Điều này giúp không khí trao đổi, sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn. 

– Nếu quá “vật”, hãy tấp vào lề ngủ 15 phút: Nếu cơn buồn ngủ ập đến quá nhanh, tuyệt đối không được đi cố mà hãy táp vào vị trí thích hợp, chợp mặt khoảng 15 phút để cơ thể được nghỉ ngơi.

Ngoài ra, những lái xe có kinh nghiệm thường sử dụng những đồ uống như trà đặc, cà phê, nước tăng lực hoặc nhai kẹo cao su,… để giữ tỉnh táo, tránh rơi vào “giấc ngủ trắng”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sử dụng liên tục trong hành trình dài có thể giúp lái xe không ngủ gật nhưng vẫn có thể làm cơ thể mệt mỏi quá mức. Nhịp sinh học của mỗi người mỗi khác, do vậy các tài xế trước khi tham gia giao thông tốt nhất nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để có sức khỏe tốt nhất, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

 

Ngoài ra, nếu có nhu cầu quý khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin về các dòng xe tải của Isuzu như Q-SeriesN-SeriesF-Series hãy liên hệ với ISUZU Thăng Long ngay hôm nay để nhận được ưu đãi hấp dẫn.

Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ website https://isuzuthanglong.com hoặc hotline: 0886188299

28 Tháng Một, 2022

Your compare list

Compare
REMOVE ALL
COMPARE
0